Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Đăng ngày 10 - 03 - 2010
100%

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Công nghiệp
- Phát triển nhanh, vững chắc những ngành công nghiệp có vai trò là nền tảng cho tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp; triển khai nhanh các dự án trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và hình thành một số khu kinh tế động lực khác tạo các hạt nhân tăng trưởng cho nền kinh tế;
- Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng đạt trên 21,5%/năm (trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 21,4%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 21,6%/năm);
- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế tác. Đến năm 2020 về cơ bản tỉnh Thanh Hóa có ngành công nghiệp phát triển vững chắc với cơ cấu hiện đại;
- Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:
+ Công nghiệp lọc hóa dầu: hoàn thành Khu liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn công suất giai đoạn I là 10 triệu tấn/năm đi vào hoạt động trước năm 2013, đồng thời đầu tư giai đoạn II với công suất 10 triệu tấn/năm; phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác như công nghiệp sản xuất polypropylen, sợi tổng hợp, chất dẻo, phân bón tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp và các sản phẩm khác;
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dây chuyền 2 nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Công Thanh; xây dựng nhà máy xi măng Thanh Sơn công suất 1,4 triệu tấn/năm, phấn đấu đến năm 2015 nâng tổng công suất xi măng của Tỉnh lên 18 - 20 triệu tấn;
Xây dựng một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp khác như: nhà máy bê tông asphan, bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, sản xuất tấm lợp.
+ Công nghiệp điện: đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm đạt trên 20 tỷ KWh. Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Sớm đưa nhà máy nhiệt điện giai đoạn I công suất 600 MW vào hoạt động; đầu tư giai đoạn II để nâng công suất lên 1.800 MW vào năm 2015.
Xây dựng các công trình: thuỷ điện Trung Sơn 260 MW, thuỷ điện Hồi Xuân 92 MW và một số công trình thuỷ điện vừa và nhỏ khác như: Bá Thước 1 và 2; Cẩm Thủy 1 và 2; Sông Lò; Sông Luồng...
+ Công nghiệp cơ khí, chế tạo
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy luyện thép POMIDO công suất 650.000 tấn/năm, nhà máy thép Nghi Sơn công suất 750.000 tấn/năm. Thu hút thêm các dự án sản xuất thép tấm, thép định hình, thép cao cấp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn với công suất khoảng 6 triệu tấn/năm, tham gia sản xuất thép phục vụ công nghiệp quốc phòng.
Phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa, chế tạo: lắp ráp thiết bị nặng, phương tiện vận tải, thiết bị nâng dỡ; sản xuất thiết bị cho công nghiệp vật liệu xây dựng và chế biến nông sản; thiết bị điện, điện lạnh, linh kiện điện tử, tin học, lắp ráp ô tô, sản xuất đầu máy, toa xe, thiết bị và phụ kiện đường sắt,...
Hoàn thành giai đoạn I nhà máy đóng tàu biển Nghi Sơn đủ năng lực đóng mới tàu 50.000 DWT vào năm 2010, đầu tư giai đoạn II để năm 2015 đóng mới tàu trên 50.000 DWT, sửa chữa tàu trên 100.000 DWT.
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản: cải tạo, nâng cấp, phát huy tối đa năng lực sản suất của các cơ sở hiện có; đồng thời xây dựng mới các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản gắn với việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Mở rộng công suất các nhà máy chế biến mủ cao su Như Xuân, Cẩm Thuỷ; nâng cấp nhà máy chế biến rau quả Như Thanh, xây dựng nhà máy chế biến rau quả Bỉm Sơn và một số địa phương có điều kiện như Hậu Lộc, Hoằng Hoá; nhà máy chế biến thực phẩm tại khu công nghiệp Thạch Quảng (Thạch Thành) và một số huyện đồng bằng ven biển;
Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất Nhà máy chế biến thuỷ sản Hoằng Trường, Lễ Môn và một số cơ sở chế biến hiện đại khác ở Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Trường, Ghép gắn với các đô thị nghề cá; xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở các huyện chăn nuôi tập trung như Nông Cống, Triệu Sơn, Thiệu Hoá, Ngọc Lặc,...
Xây dựng nhà máy giấy Châu Lộc công suất 6 vạn tấn giấy, 5 vạn tấn bột giấy/năm; đầu tư chế biến gỗ xuất khẩu từ ván nhân tạo công suất 5.000 tấn/năm, nhà máy ván dăm, ván sợi 15.000m3/năm, nhà máy ván nhân tạo từ tre luồng công suất 16.000 m3/năm gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.
+ Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khác: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, may mặc, bao bì, da giày, đồ dùng du lịch, thể thao. Từng bước phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như chiếu cóivà các sản phẩm từ cói, thêu ren, dệt lụa, dệt thổ cẩm, mây tre đan, đồ mỹ nghệ, trang sức bằng đá.
- Phát triển các khu, cụm công nghiệp:
Tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở rộng quy mô phát triển các khu công nghiệp hiện có; hình thành thêm một số khu công nghiệp khác tại thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn và các huyện: Ngọc Lặc, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Như Xuân (Bãi Trành) Thạch Thành (Thạch Quảng). Đến năm 2015 đầu tư xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã hình thành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn.
- Phát triển các cụm công nghiệp, cụm làng nghề quy mô nhỏ và vừa ở các huyện, thị trong Tỉnh. Phấn đấu đến 2020 tất cả các xã đồng bằng và khoảng 50% số xã miền núi có cụm làng nghề.
2. Dịch vụ
Phát triển nhanh và đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm đưa dịch vụ trở thành ngành tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 18,5%/năm; nâng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên 36,8% vào năm 2015 và trên 38% vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 800 - 850 triệu USD năm 2015 và trên 2 tỷ USD năm 2020.
Phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu:
- Thương mại: phát triển đồng bộ hệ thống thương mại, xây dựng Thanh Hoá thành một trong những điểm hội tụ hàng hoá chính của tuyến giao thông Bắc - Nam và tuyến lưu chuyển hàng hoá giữa vùng Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào gắn với cảng Nghi Sơn và các vùng miền núi trong cả nước;
Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại hiện đại tại thành phố Thanh Hoá, Khu Kinh tế Nghi Sơn gắn với Khu Phi thuế quan; xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm giao thương hàng hoá giữa Thanh Hoá với Lào, nhất là các tỉnh Bắc Lào và vùng phụ cận; xây dựng một số trung tâm thương mại tại Bỉm Sơn, Ngọc Lặc và một số đô thị có sức lan toả rộng.
- Du lịch: phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế quan trọng và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tập trung phát triển một số khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao; từng bước đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 3 triệu lượt khách/năm, trong đó đạt khoảng 30% khách quốc tế và 5 triệu lượt khách/năm với 40% khách quốc tế vào năm 2020;
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu du lịch Sầm Sơn để sớm trở thành đô thị du lịchlớn. Đầu tư xây dựng các khu du lịch Hàm Rồng, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, Lam Kinh, Bến En, Nga Sơn, Hải Hoà, Hải Tiến. Triển khai xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Cửa Đặt, khu du lịch sinh thái Nghi Sơn và một số khu du lịch khác sau năm 2010.
- Vận tải: phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết hợp phát triển vận tải đường bộ với đường sắt và đường thuỷ; khai thác thế mạnh cụm cảng nước sâu Nghi Sơn và hệ thống cảng sông để mở rộng vận tải biển và vận tải thuỷ nội địa. Phát triển các tuyến vận tải hành khách, kết hợp với phát triển du lịch; hình thành các tuyến vận tải đến các khu du lịch; tập trung phát triển vận tải hành khách tại thành phố Thanh Hoá, các thị xã và trung tâm kinh tế lớn của Tỉnh.
- Tài chính, ngân hàng: khuyến khích các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn của khu vực và quốc tế mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn Tỉnh; từng bước hình thành thị trường tài chính lớn đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho các thành phần kinh tế;
- Đẩy mạnh phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ đào tạo, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ...
3. Nông, lâm, thủy sản
- Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hướng tới xuất khẩu, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai;
- Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 5%/năm thời kỳ 2011 - 2015 và 5,1% thời kỳ 2016 - 2020; giảm tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản trong GDP từ 31,6% năm 2005 xuống 15,5% năm 2015 và 10,1% vào năm 2020;
- Phát triển ổn định diện tích cây lương thực đến năm 2020 đạt từ 270 - 280 nghìn ha; trong đó, diện tích lúa khoảng 220 - 230 nghìn ha, ngô khoảng 50 - 60 nghìn ha; sản lượng lương thực năm 2020 đạt khoảng 1,7 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và có lượng lương thực hàng hoá lớn. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực; nâng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao từ khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng năm 2010 lên trên 50% vào năm 2020;
- Phát triển các cây trồng khác: cây cao su đến năm 2015 đạt 25.000 ha; cây mía ổn định diện tích năm 2020 khoảng 26.000 - 28.000 ha; cây lạc 22.000 - 23.000 ha năm 2020; cây cói ổn định diện tích từ 3.000 - 3.500 ha gắn với công nghiệp chế biến.
- Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 45% năm 2015 và trên 50% năm 2020;
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường; đồng thời, nâng cao mức đóng góp cho nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 khoanh nuôi khoảng 250 - 300 nghìn ha, trồng mới hàng năm từ 10 - 13 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53% - 54% năm 2015 và trên 60% năm 2020. Xây dựng các vùng rừng nguyên liệu như vùng luồng, nguyên liệu giấy, gỗ... gắn với công nghiệp chế biến;
- Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện cả đánh bắt và nuôi trồng theo hướng vừa nâng cao hiệu quả vừa đảm bảo môi trường sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn; đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 19.000 - 20.000 ha và trên 30.000 ha vào năm 2020. Kết hợp hài hòa giữa đầu tư tăng năng lực đánh bắt xa bờ với tổ chức khai thác hợp lý các khu vực gần bờ, nâng sản lượng khai thác lên 70 nghìn tấn năm 2015 và ổn định ở mức trên 90 nghìn tấn năm 2020.
Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.
4. Các lĩnh vực xã hội
a) Giáo dục, đào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục - đào tạo. Đến năm 2015, có 100% giáo viên ở các bậc học đều đạt chuẩn, trong đó 30 - 35% trên chuẩn. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, hoàn thành việc kiên cố hoá trường, lớp học trên địa bàn Tỉnh trước năm 2015; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến năm 2020 tỷ lệ trường đạt chuẩn ở mầm non 65%, tiểu học 65%, trung học cơ sở 65% và trung học phổ thông 50%.
Duy trì và củng cố thành quả phổ cập trung học cơ sở và triển khai phổ cập trung học phổ thông, phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020.
Đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 45% năm 2015 và 60% năm 2020. Tiếp tục đầu tư xây dựng Trường Đại học Hồng Đức thành Trung tâm Đào tạo chất lượng cao. Xây dựng quy hoạch phát triển và mở rộng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.
b) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; đảm bảo mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.
Đẩy mạnh xã hội hoá, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình; đến năm 2015 đạt 85% số trạm y tế xã có bác sĩ và đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ giường bệnh đạt 23 giường/1 vạn dân và 25 giường/1 vạn dân năm 2020. Hoàn thành nâng cấp, hiện đại hóa Bệnh viện đa khoa Tỉnh, tăng cường trang thiết bị và mở rộng một số chuyên khoa sâu; hoàn thành xây dựng Bệnh viện nhi, Bệnh viện đa khoa Ngọc Lặc và một số bệnh viện tuyến huyện. Củng cố các bệnh viện chuyên khoa đạt tiêu chí bệnh viện hạng 2 trở lên.
Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20% năm 2015 và dưới 10% năm 2020; tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 15%o năm 2020; giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,5%o để giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 0,5% năm 2020.
c) Khoa học công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ; lựa chọn chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở khoa học và công nghệ mà Tỉnh có thế mạnh, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ.
d) Phát thanh - truyền hình
Phát triển nhanh, rộng khắp mạng lưới truyền hình kỹ thuật số; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận thông tin từ vệ tinh VINASAT-1; mở rộng vùng phủ sóng đến các vùng xa xôi hẻo lánh, tăng cường phát thanh bằng tiếng dân tộc. Đến năm 2010, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100% trước năm 2015.
đ) Văn hoá, thể dục, thể thao
Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin và các phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá trọng điểm. Hoàn thành dự án Lam Kinh, xây dựng di sản Thành Nhà Hồ, Tượng đài Bà Triệu... nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá khác. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số làng, bản có nhà văn hóa, điểm vui chơi, hệ thống truyền thanh, tủ sách pháp luật.
Phát triển phong trào thể dục, thể thao trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá. Đầu tư xây dựng Khu liên hiệp Thể thao Tỉnh và Trung tâm Đào tạo vận động viên Bắc Trung Bộ; các cơ sở luyện tập thể dục, thể thao ở các huyện; chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các vận động viên năng khiếu để phát triển một số môn thể thao thành tích cao, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở lại nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thể dục, thể thao.
e) Lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo:
Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 - 5%. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 4 - 5 vạn lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn; tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng
a) Giao thông
- Đường bộ:
Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong vùng và giữa các địa phương trong Tỉnh; kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm đất nước; chú trọng mở các tuyến giao thông hướng nối với vùng Tây Bắc, vành đai Đông - Tây nối với Lào, Thái Lan, Mianma; tuyến đường ven biển với các vùng đồng bằng Bắc bộ. Xây dựng hiện đại hệ thống giao thông các vùng trọng điểm: Khu Kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn,... xây dựng mới một số tuyến đường có vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nhất là các tuyến đường nối với các trục chính như:
Quốc lộ 1A: nâng cấp Quốc lộ 1A thành đường cấp III đồng bằng. Xây dựng các nút giao cắt đường sắt và các đường ngang có lưu lượng giao thông lớn; đường gom dân sinh ở các khu công nghiệp.
Đường Hồ Chí Minh:triển khai giai đoạn II. Đầu tư xây dựng tuyến đường ngang nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A (Thạch Quảng - Bỉm Sơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp III và các tuyến đường gom dân sinh dọc đường Hồ Chí Minh.
Đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thanh Hoá dài khoảng 100 km.
Đường Nghi Sơn - Bãi Trành (dài 53 km) nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh toàn tuyến đạt cấp III, đoạn trong Khu Kinh tế Nghi Sơn đạt cấp II.
Đường Yên Cát - Bến Sung - Chuồng - Tân Dân.
Các quốc lộ khác: nâng cấp Quốc lộ 47 đạt cấp III, Quốc lộ 10, 45, 15A, 217 đạt cấp IV. Kéo dài Quốc lộ 10 từ Bút Sơn nối vào Quốc lộ 1A (Bút Sơn - Đò Đại - Ngã ba Môi - Núi Chẹt); kéo dài Quốc lộ 45 sang Nghệ An nối với Quốc lộ 48 (theo đường Yên Cát - Thanh Quân), Quốc lộ 47 qua cửa khẩu Khẹo sang Lào (theo đường tỉnh lộ Thường Xuân - Bát Mọt) trước năm 2010. Tiến tới nâng cấp toàn bộ các Quốc lộ trên địa bàn đạt cấp III, một số đoạn quan trọng đạt cấp II. Kéo dài Quốc lộ 217 đến Quốc lộ 10; xây dựng Quốc lộ 217 thành đường Xuyên Á.
Hệ thống đường Tỉnh: giai đoạn 2011 - 2020 tiếp tục nâng cấp hệ thống đường Tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV ở vùng đồng bằng và cấp III, IV, V ở miền núi; các đoạn đi qua thị trấn đạt tiêu chuẩn cấp II, cấp III. Xây dựng nút giao thông khác tại các giao cắt có lưu lượng lớn. Nâng cấp một số tuyến quan trọng thành quốc lộ.
Hệ thống đường ngang gồm: đường Vạn Mai - Mường Lát dài 70 km; đường Lang Chánh - Yên Khương - Cửa Khẩu Mèng dài 44 km; đường Hồi Xuân - Tén Tằn - Mường Chanh (cửa khẩu Cang) dài 139 km; đoạn Thường Xuân - Bát Mọt - cửa khẩu Khẹo dài 60,3 km; đường Yên Cát - Thanh Quân - Bù Cẩm dài 64 km; đường Mường Mìn - Na Mèo dài 21 km và đường Yên Nhân - cửa khẩu Kham dài 22 km; sau 2010 mở rộng một số đoạn quan trọng đạt cấp IV.
Đường đô thị (một số tuyến chính):
Thành phố Thanh Hoá: xây dựng Quốc lộ 1A tránh thành phố Thanh Hoá; đại lộ Nam Sông Mã (Hàm Rồng - Sầm Sơn); đại lộ Lê Lợi kéo dài; đường vành đai phía Tây thành phố; Quốc lộ 47 đoạn Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá vào năm 2010. Tiến hành cải tạo và xây dựng mới các cầu yếu, cầu nhỏ hẹp như cầu Cốc, cầu Lai Thành, cầu Sâng, cầu Cao, cầu Hạc,...
Các khu đô thị khác: xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông nội thị ở thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và các đô thị mới Nghi Sơn, Ngọc Lặc. Đến năm 2020, toàn bộ các đô thị lớn trong Tỉnh có mạng lưới giao thông hoàn chỉnhvà hiện đại.
Đường ven biển: xây dựng tuyến đường ven biển (dài khoảng 100 km, từ Điền Hộ, Nga Sơn đến đô thị Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) cùng các tuyến đường ngang nối với các tuyến trục chính và các đô thị lớn. Sau năm 2010 đầu tư xây dựng một số cầu qua các cửa lạch và một số đường ngang nối với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường cao tốc Bắc - Nam.
Đường tuần tra biên giới:tuyến đường tuần tra dọc biên giới dài 289 km; đường ra biên giới, đến các mốc và các vị trí cần quan sát dài 49 km; đường từ các đồn biên phòng vàtừ trung tâm các xã ra đường tuần tra biên giới dài 317 km. Đến năm 2015 đạt 60 - 70% và hoàn thành vào năm 2020.
Hệ thống giao thông nông thôn: đến năm 2010, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ kiến cố hoá đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã ở vùng đồng bằng và 60% đường huyện, 50% đường xã ở vùng Trung du miền núi. Sau năm 2010 cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, trong đó các đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI, nhựa hoá 100%; đường xã, đường thôn đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A.
Đến năm 2020 về cơ bản ổn định hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàn thành xây dựng hệ thống cầu qua một số sông lớn trước năm 2015 như: cầu Thắm (Nga Sơn), cầu Bút Sơn (Hoằng Hóa), cầu Đò Đại (Hoàng Hóa), cầu Hoành (Yên Định), cầu Thiệu Khánh (Thiệu Hóa), cầu Hoằng Khánh (Hoằng Hóa), cầu Cẩm Vân (Cẩm Thủy), cầu Bến Kẹm (Bá Thước), cầu Nam Tiến (Quan Hóa), cầu Lát (Mường Lát), cầu Kim Tân (Thạch Thành) và hệ thống cầu treo ở các huyện miền núi.
- Đường thủy: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cụm cảng Nghi Sơn. Trước mắt xây dựng cảng tổng hợp Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tầu đến 30.000 tấn, chuẩn bị điều kiện để mở rộng nâng công suất cảng lên 50 triệu tấn/năm trước năm 2015. Nghiên cứu cảng trung chuyển nước sâu tại đảo Mê. Mở rộng cảng tổng hợp và xây dựng một số cảng chuyên dùng phục vụ Khu liên hợp Lọc hoá dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện thép, xi măng.
Nâng cấp, mở rộng các cảng sông: cảng Lễ Môn, cảng Lèn (1,6 - 2,5 triệu tấn/năm), cảng Lạch Hới, cảng du lịch Hàm Rồng. Triển khai xây dựng cảng Quảng Châu sau năm 2010, quy mô 5 bến cho tầu 1.000 DWT, công suất 1,5 triệu tấn/năm.
Phát triển giao thông đường thủy lên các tỉnh Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình...).
- Đường sắt: phát triển mạng lưới đường sắt trong tỉnh kết nối với các khu vực có nhu cầu vận tải lớn, nhất là Khu Kinh tế Nghi Sơn. Sau năm 2010 nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đầu tư xây dựng một số cầu vượt đường sắt giao với quốc lộ và một số tỉnh lộ quan trọng.
- Đường hàng không: phấn đấu triển khai xây dựng sân bay dân dụng tại Quảng Nhân - Quảng Xương trước năm2020.
b) Hạ tầng thủy lợi - thủy sản
Khởi công xây dựng hệ thống kênh Bắc hồ Cửa Đặt phục vụ tưới nước cho các huyện: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Yên Định, Thiệu Hoá và một số địa phương khác.
Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi quan trọng: đập Lèn, nâng cấp hệ thống tưới Hoằng Khánh, Xa Loan, Yên Tôn, hệ thống tưới cho các huyện bị hạn nặng và nhiễm mặn. Hoàn thành hệ thống cấp nước cho Khu Kinh tế Nghi Sơn, hệ thống tiêu Đông Thiệu Thị, trục tiêu Kênh Than, các trạm bơm tiêu thuộc hệ thống Bắc Sông Chu, Nam Sông Mã, vùng Phong Châu Lưu, vùng Sông Hoàng, Sông Nhơm.
Đầu tư xây dựng hệ thống đê sông, đặc biệt chú ý đê sông Con. Đầu tư hoàn thành hệ thống đê biển (kể cả đê cửa sông) trước năm 2012.
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trung tâm đô thị nghề cá và các dự án phát triển trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
c) Phát triển mạng lưới cấp điện
Đầu tư mới và nâng cấp, từng bước hiện đại hoá toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cấp điện ổn định với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lưới cấp điện cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo 100% dân số trong Tỉnh được dùng điện trước năm 2015 với tổng công suất sử dụng lên đến 5 - 6 tỷ KWh.
d) Cấp thoát nước
Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước cho thành phố, thị xã, khu kinh tế và khu công nghiệp lớn; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước cho các thị trấn, các khu dân cư tập trung. Ưu tiên xây dựng các nhà máy nước cho thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn và trung tâm huyện lỵ, bảo đảm cung cấp nước sạch đủ tiêu chuẩn ở các đô thị lớn với mức bình quân 180 - 200 lít/người ngày đêm vào năm 2020.
Đến năm 2015, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải cho thành phố Thanh Hóa và các thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đối với các khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý riêng cho từng khu, đảm bảo toàn bộ nước thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
đ) Bưu chính, viễn thông
Phát triển mạng lưới bưu chính rộng khắp đến mọi vùng, miền trong Tỉnh. Tập trung phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, phủ sóng khắp địa bàn với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, phục vụ tốt yêu cầu thông tin liên lạc của cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Phương án phát triển các vùng
a) Vùng đồng bằng: phát huy vai trò động lực của vùng để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Phát triển các ngành công nghiệp như đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, chế biến, xi măng, công nghiệp nhẹ, điện tử tin học, các ngành công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, nâng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề nông thôn
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông,...
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm và các vùng chăn nuôi tập trung.
b) Vùng ven biển: xây dựng thành vùng kinh tế năng động, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh và cả vùng Bắc Trung Bộ
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp và các dự án công nghiệp lớn như xi măng, nhiệt điện, sửa chữa và đóng tàu biển, đặc biệt là công nghiệp lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp sau lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển và khai thác triệt để các đảo, vùng nước ven biển và các cảng, cửa sông, cửa lạch; xây dựng đô thị Ghép thành trung tâm giao lưu kinh tế Bắc - Nam; xây dựng các cảng Lễ Môn, cảng Lèn, đặc biệt là cụm cảng nước sâu Nghi Sơn.
Xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa hạ tầng du lịch Sầm Sơn; đầu tư xây dựng các khu du lịch Hải Tiến, Hải Hoà, đảo Nghi Sơn gắn với các điểm, tuyến du lịch khác trong Tỉnh và các tỉnh lân cận.
Phát triển các ngành thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải biển, tài chính ngân hàng. Xây dựng khu phi thuế quan trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, từng bước xây dựng khu vực này thành trung tâm giao lưu quốc tế của Tỉnh và cả vùng Bắc Trung Bộ.
Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh lúa, cói, lạc, đậu tương, rau đậu, hoa, cây cảnh. Phát triển chăn nuôi và thủy sản theo hướng trang trại và công nghiệp, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
c) Vùng trung du miền núi: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có; đầu tư phát triển vốn rừng, kết hợp trồng rừng phòng hộ với rừng sản xuất, tạo ra vùng sinh thái bền vững. Phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, hình thành các vùng rừng nguyên liệu tập trung cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ.
Xây dựng các vùng cây công nghiệp có lợi thế như cao su, mía, dứa và các vùng chăn nuôi tập trung, nhất là chăn nuôi bò thịt chất lượng cao,... cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, chế biến nông lâm sản (giấy, gỗ ván ép, ván sàn xuất khẩu,...). Xây dựng một số cụm công nghiệp làng nghề nông thôn gắn với việc bố trí lại dân cư và các điểm đô thị mới dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh.
Đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo, nâng cấp cửa khẩu Tén Tằn, và một số cửa khẩu khác thành cửa khẩu quốc tế kết hợp với xây dựng khu kinh tế cửa khẩu.
Đầu tư xây dựng các khu du lịch Bến En, hồ Yên Mỹ, hồ Cửa Đặt, suối cá Cẩm Lương. Bảo vệ, khai thác hợp lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong vùng phục vụ phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học.
2. Phương hướng phát triển không gian đô thị
Đến năm 2020 Thanh Hóa sẽ có khoảng 65 - 70 đô thị được phát triển theo ba cấp: các đô thị hạt nhân trung tâm của Tỉnh, của khu vực; các đô thị trung tâm huyện; các đô thị trung tâm xã, cụm xã. Dân số đô thị tỉnh Thanh Hóa khoảng 850 nghìn người năm 2010 và 1,5 triệu người năm 2020 với tỷ lệ đô thị hóa tương ứng là 20% và 35%; tốc độ đô thị hoá bình quân đạt 5,5 - 6 %/năm. Hướng phát triển và tổ chức không gian đô thị từ nay đến năm 2020 như sau:
Hệ thống đô thị của Tỉnh được phát triển theo hình thái lan tỏa từ đô thị trung tâm về vùng ven biển và phía Tây Nam, phân bố dọc theo các tuyến đường quốc lộ.
- Thành phố Thanh Hóa: phát triển mở rộng về hướng Đông Nam tiến tới sáp nhập với thị xã Sầm Sơn thành đô thị loại I trước năm 2020 với quy mô dân số năm 2020 khoảng 45 - 50 vạn người.
- Thị xã Bỉm Sơn: đầu tư nâng cấp thị xã từ đô thị loại IV hiện nay lên đô thị loại III trước năm 2015.
- Đô thị Nghi Sơn (Tỉnh Gia): đầu tư nâng cấp lên đô thị loại III vào năm 2015, đô thị loại II vào năm 2020 phù hợp với quá trình phát triển của Khu kinh tế và vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ.
- Đô thị trung tâm miền Tây Ngọc Lặc: tập trung đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng thị trấn Ngọc Lặc theo tiêu chuẩn đô thị loại IV; tiếp tục mở rộng không gian đô thị để nâng cấp thành đô thị loại III vào năm 2020, làm hạt nhân tăng trưởng của vùng trung du - miền núi phía Tây của Tỉnh.
Ngoài các đô thị trên, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các đô thị khác trong Tỉnh. Từ nay đến năm 2015 tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị trung tâm huyện lỵ, nhất là hệ thống giao thông nội thị và hệ thống cấp điện, cấp thoát nước. Đầu tư xây dựng các đô thị gắn với phát triển dịch vụ thương mại, hệ thống trợ nông thôn, miền núi.
III. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
1. Danh mục các chương trình ưu tiên nghiên cứu đầu tư
- Chương trình xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế tổng hợp Nghi Sơn;
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hoá;
- Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá;
- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển nông thôn mới;
- Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại 7 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
- Chương trình phát triển toàn diện thành phố Thanh Hoá;
- Chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn Tỉnh;
- Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao;
- Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

A
CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ:
1
Xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thanh Hoá
2
Dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thanh Hoá
3
Tuyến đường ven biển tỉnh Thanh Hoá
4
Tuyến đường nối các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá
5
Đường tuần tra biên giới
6
Dự án đầu tư Quốc lộ 10 từ Ninh Bình đến cầu Ghép
7
Nâng cấp Quốc lộ 15A, Quốc lộ 45
8
Nâng cấp Quốc lộ 47 từ Km 0 đến Km 31 và đoạn từ Km 61 đến Cửa khẩu Méng
9
Dự án nâng cấp quốc lộ 217 từ Nga Sơn đi Na Mèo
10
Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thanh Hoá
11
Tuyến đường sắt nối cảng Nghi Sơn - Bãi Trành
12
Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới điện toàn Tỉnh
13
Xây dựng Khu liên hợp Thể thao - Trung tâm Đào tạo vận động viên Bắc miền Trung
14
Hệ thống kênh Bắc - Hồ Cửa Đặt
15
Xây dựng cảng trung chuyển Đảo Mê
16
Cảng tổng hợp Nghi Sơn
B
CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ:
17
Các Nhà máy cấp nước Nghi Sơn, thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Ngọc Lặc,...
18
Đại lộ Nam Sông Mã - thành phố Thanh Hoá
19
Đường vành đai phía Tây Thành phố Thanh Hoá
20
Hệ thống đường ngang (7 tuyến) các huyện biên giới, miền núi
-
Đường Vạn Mai - Mường Lát dài 70 km
-
Đường Lang Chánh - Yên Khương - Cửa khẩu Méng dài 44 km
-
Đường Hồi Xuân - Tén Tằn - Mường Chanh (Cửa khẩu Cang) dài 139 km
-
Đường Thường Xuân - Bát Mọt - Cửa khẩu Khẹo dài 60,3 km
-
Đường Yên Cát - Thanh Quân - Bù Cẩm dài 64 km
-
Đường Mường Mìn - Na Mèo dài 21 km
-
Đường Yên Nhân - Cửa khẩu Kham dài 22 km
21
Xây dựng các cầu trên các trục quốc lộ, qua các sông lớn: Cầu Thắm (Nga Sơn), Bút Sơn, Đò Đại (Hoằng Hoá), Thiệu Khánh (Thiệu Hoá), Hoằng Khánh (Hoằng Hoá), Cẩm Vân (Cẩm Thuỷ), Bến Kẹm, Nam Tiến (Quan Hoá), Cầu Lát (Mường Lát), Kim Tân (Thạch Thành)
22
Hạ tầng thành phố Thanh Hoá đủ tiêu chuẩn đô thị loại I
23
Hạ tầng khu đô thị Nghi Sơn
24
Hạ tầng khu đô thị Ngọc lặc
25
Hạ tầng khu du lịch Sầm Sơn
26
Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo
27
Khu công nghiệp Thạch Quảng
28
Khu công nghiệp Bãi Trành
29
Khu công nghiệp Ngọc Lặc
30
Khu Công nghiệp Tây Nam: Thanh Kỳ - Như Thanh
31
Khu công nghiệp Tây Nam thành phố Thanh Hoá
32
Hệ thống thu gom và xử lý nuớc thải sinh hoạt các khu đô thị: thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm sơn, thị xã Sầm Sơn, đô thị Ngọc Lặc, Nghi Sơn
33
Nhà máy xử lý và chế biến rác thải sinh hoạt đô thị thành phố Thanh Hoá
34
Bệnh viện đa khoa Khu Kinh tế Nghi Sơn
35
Xây dựng và nâng cấp các Bệnh viện tuyến tỉnh
36
Xây dựng mới, nâng cấp các Bệnh viện tuyến huyện
37
Xây dựng hệ thống đê, kè biển : Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn
38
Xây dựng hệ thống các cảng cá, bến cá: Nga Bạch (Nga Sơn), Hoà Lộc (Hậu Lộc), Hoằng Phụ (Hoằng Hoá), thị xã Sầm Sơn, Quảng Nham (Quảng Xương), Hải Châu, Lạch Bạng (Tĩnh Gia)
39
Xây dựng hệ thống bến đỗ tránh trú bão cho tầu, thuyền đánh cá: kênh De (Hậu Lộc); Sao Sa, kênh Choán (Nga Sơn); Quảng Thạch (Quảng Xương); Lạch Bạng (Tĩnh Gia)
40
Dự án sống chung với lũ: Vĩnh Lộc, Thạch Thành
41
Hệ thống tiêu úng huyện Đông Sơn - thành phố Thanh Hoá
42
Phòng chống lũ quét các huyện miền núi
43
Hệ thống tiêu úng các sông: sông Nhơm, sông Hoàng, sông Lý
44
Dự án xây dựng hệ thống các trạm quan trắc kiểm soát tác động các chất thải - bảo vệ môi trường: 27 huyện, thị xã, thành phố
45
Hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quyét: 11 huyện miền núi
46
Dự án quy hoạch sử dụng và bảo vệ nguồn nước: 4 hệ thống sông trên địa bàn Tỉnh
47
Dự án sắp xếp và ổn định dân cư các xã biên giới: Quan Hoá, Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân
48
Mở rộng Cảng tổng hợp Nghi Sơn (Bến số 3)
C
CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH:
49
Khu liên hợp lọc - hoá dầu Nghi Sơn
50
Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Châu Lộc - Hậu Lộc
51
Tổng kho xăng dầu - KCN Nghi Sơn
52
Nhà máy luyện thép Nghi Sơn
53
Nhà máy luyện thép POMIDO
54
Nhà máy đóng , sửa tàu biển - KCN Nghi Sơn
55
Nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện gia dụng - KCN Lễ Môn
56
Xi măng Thanh Sơn - Ngọc Lặc
57
Xi măng Cẩm Thuỷ
58
Xi măng Nông Cống
59
Xi măng Công Thanh giai đoạn II - Nghi Sơn
60
Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông - Nghi Sơn
61
Nhà máy sản xuất Ferocrôm - KCN Nghi Sơn
62
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
63
Nhà máy nhiệt điện Công Thanh
64
Thuỷ điện Trung Sơn - Quan Hoá
65
Thuỷ điện Sông Lò - Quan Sơn
66
Thuỷ điện Hồi Xuân
67
Thuỷ điện Bá Thước I
68
Thuỷ điện Bá Thước II
69
Xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn gia súc các huyện vùng đồng bằng và vùng biển
70
Mở rộng công suất Nhà máy chế biến thịt xuất khẩu của Tỉnh lên 10.000 tấn; xây dựng mới các trạm giết mổ tập trung gia súc, gia cầm tại các khu chăn nuôi tập trung ở các huyện
71
Nhà máy chế biến gỗ ván ép - KCN Nghi Sơn
72
Xây dựng cảng chuyên dùng tiếp nhận dầu - Nghi Sơn
73
Kho ngoại quan khu cảng tổng hợp Nghi Sơn
74
Xây dựng cảng sông - biển Đò Lèn
75
Dự án phát triển cây cao su - các huyện miền núi và vùng bán sơn địa
76
Dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy
D
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ:
I
Công nghiệp - xây dựng:
77
Nhà máy Poly Propylyne - KCN Nghi Sơn
78
Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp PTA - KCN Nghi Sơn
79
Nhà máy sản sợi tổng hợp PET - KCN Nghi Sơn
80
Nhà máy sản xuất Benzen - KCN Nghi Sơn
81
Nhà máy sản xuất phân bón DAP - KCN Nghi Sơn
82
Nhà máy sản xuất thép không rỉ - KCN Nghi Sơn
83
Nhà máy sản suất thép định hình - KCN Nghi Sơn
84
Nhà máy chế tạo, sửa chữa xe cơ giới - KCN Bỉm Sơn
85
Nhà máy cơ khí xây dựng - KCN Bỉm Sơn
86
Xây dựng sân bay dân dụng: xã Quảng Nhân - Quảng Xương
II
Thương mại - Du lịch:
87
Khu du lịch Hàm Rồng
88
Khu du lịch Thành Nhà Hồ
89
Khu du lịch sinh thái Bến En
90
Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn
91
Khu du lịch sinh thái Xuân Liên - Hồ Cửa Đặt
III
Văn hoá - xã hội:
92
Bảo tồn, tôn tạo Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc)
93
Đầu tư Trung tâm văn hoá Tỉnh
94
Trường Đại học dân lập Thanh Hoá
95
Trường Công nhân Kỹ thuật Nghi Sơn
96
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tỉnh

<

Tin mới nhất

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
2026 người đã bình chọn
°
1142 người đang online