Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Triển khai công tác y tế năm 2022”.

Đăng ngày 20 - 01 - 2022
100%

Sáng ngày 20/1/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá kết quả đạt được trong công tác năm 2021 và triển khai công tác y tế năm 2022 với trên 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quận, huyện, thị xã, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tại điểm cầu Thanh Hóa có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chủ trì hội nghị.

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam xảy ra 4 đợt dịch Covid-19, trong đó, 3 đợt dịch đầu tiên (từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021) đều ghi nhận số ca lây nhiễm ở mức độ thấp. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4/2021 với biến chủng Delta lây lan nhanh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương. Các ca lây nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, vượt hơn nhiều so với dự báo. Dịch bệnh trong nước tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của Nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Dịch bệnh tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca tử vong, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Toàn ngành huy động hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên các trường y dược hỗ trợ các địa phương; đã có hàng trăm nghìn cán bộ y tế thường xuyên, ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe và cũng có không ít đồng chí đã hy sinh... để quyết tâm bảo vệ, chăm lo tốt nhất sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.

Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong triển khai nhiều chủ trương, biện pháp, với tinh thần trách nhiệm cao, quyết liệt, chỉ đạo kịp thời, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đồng thuận của Nhân dân đã từng bước khống chế được dịch bệnh ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai…

Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, toàn ngành Y tế cả nước luôn nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Nổi bật như hiện cả nước có 88,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế; chất lượng dân số được cải thiện. Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 2,11 con/phụ nữ; tuổi thọ trung bình của dân số cả nước là 73,8 tuổi; tỷ suất tử vong của trẻ em giảm còn 13,6%, tỉ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 21,6%....

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào các giải pháp, kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19…

Năm 2022, ngành Y tế cả nước tiếp tục ưu tiên cho thực hiện thành công Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (giai đoạn 2022 - 2023); nâng cao khả năng thích ứng, sức chống chịu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến các mô hình phòng, chống dịch cũng phải điều chỉnh liên tục để phù hợp với tình hình thực tế. Từ chỗ ít vắc xin, lại chưa có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch Covid-19, đến nay Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin khá cao, công tác phòng, chống dịch đi vào nề nếp, hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất, khôi phục thị trường lao động. Kết quả này có sự nỗ lực rất lớn, sự đóng góp quan trọng của ngành Y tế khi đã giữ được bình tĩnh, dựa vào sự đoàn kết, dựa vào sức dân, triển khai nhiều giải pháp để người dân tiếp cận nhanh nhất các biện pháp y tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu kết luận tại điểm cầu trung tâm.

(Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Về nhiệm vụ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Y tế tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực chuyên môn; bình tĩnh, bản lĩnh quyết định những vấn đề mang tính chất thời điểm. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế; rà soát nhân lực từ đó có chính sách thu hút nguồn lực cho ngành; đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

Trong công tác phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Y tế cần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên hết, trước hết; nắm chắc và dự báo tình hình, không lơ là chủ quan, đặc biệt chú ý đến các biến chủng mới; thần tốc hơn nữa trong việc bao phủ vắc xin, vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần công bố công khai các loại thuốc điều trị nhằm chống tiêu cực; phối hợp với các bộ ngành, địa phương nâng cao năng lực y tế cộng đồng; các biện pháp phòng chống dịch phải đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, tuyệt đối không được mỗi nơi làm một kiểu.

 

<

Tin mới nhất

Quyết định phê duyệt điều chỉnh Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ về...(01/07/2025 8:53 SA)

Quyết định đổi tên Bệnh viện Đa khoa khu vực; Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố trực...(27/06/2025 3:47 CH)

Quyết định đổi tên Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế (27/06/2025 3:28 CH)

Mỗi căn nhà được hoàn thành là biểu tượng của niềm tin, sự hồi sinh và động lực vươn lên thoát...(24/06/2025 2:54 CH)

Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là “ngày hội” của toàn dân, toàn xã hội(19/06/2025 7:53 SA)

Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cho Trường Đại học Hồng Đức...(18/06/2025 2:47 CH)

Tổ công tác số 5 họp nghe báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025(12/06/2025 2:19 CH)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh và đại...(10/06/2025 2:48 CH)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
2112 người đã bình chọn
°
693 người đang online