UBND tỉnh họp nghe báo cáo nhiệm vụ xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Đăng ngày 09 - 04 - 2021
100%

Chiều ngày 08/4/2021, đồng chí Lê Đức Giang – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghe báo cáo nhiệm vụ xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý bền vững tài nguyên đất nông nghiệp; cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

 Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày dự thảo tờ trình tại hội nghị.

Dự án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng nhằm tập trung đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng, đặc điểm, tính chất sản xuất cây trồng nông nghiệp; trên cơ sở đó đề xuất phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và các biện pháp sử dụng đất, quản lý dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác cho từng loại cây trồng trên từng chân đất. Nhiệm vụ thực hiện xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng gồm 6 nội dung: điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất các cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ nông hóa quy mô cấp xã; đề xuất phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; xây dựng bản đồ khuyến cáo bón phân cân đối và chế độ canh tác thích hợp cho một số cây trồng chính; xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, phát biểu kết luận nội dung, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định nhiệm vụ xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển cây trồng từng vùng, từng địa phương của tỉnh. Đồng chí giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ này, sau 20 ngày báo cáo UBND tỉnh kết quả thẩm định. Yêu cầu cần xem xét kỹ lưỡng các nội dung theo nhiệm vụ đặt ra; trên cơ sở tính toán dự toán, giao Sở Tài chính bố trí vốn trong năm 2021. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn chỉnh báo cáo UBND tỉnh cuối năm 2021.

Các đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị

Tiếp đó, Hội nghị đã cho ý kiến vào Tờ trình ban hành cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025. Dự thảo đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới và sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao; hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung; hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng trong sản xuất mía thâm canh; hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung; hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh; hỗ trợ sản xuất vụ Đông; hỗ trợ phát triển rừng luồng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; hỗ trợ máy dò cá ngang cho các tàu làm nghề lưới vây, chụp khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra có chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng trên biển tại Đảo Mê và trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Lê Đức Giang yêu cầu đơn vị soạn thảo đánh giá lại hiệu quả những chính sách đã thực hiện của những giai đoạn trước, tiếp tục thực hiện những chính sách còn tính thời sự, phù hợp với thực tế.

Góp ý cụ thể vào nội dung dự thảo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách cho giai đoạn mới cần ưu tiên hỗ trợ cho 5 nhóm, gồm: Nghiên cứu, chọn tạo giống mới, sản xuất giống (cây nông - lâm nghiệp, cây ăn quả, thủy sản); đầu tư mua sắm thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất để giải quyết vấn đề lao động nông nghiệp; hỗ trợ tổ chức sản xuất cho các HTX; đầu tư xây dựng hạ tầng thúc đẩy sản xuất theo hướng hiện đại, tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Trong 5 nhóm ưu tiên hỗ trợ nói trên cần chú trọng vào vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, các sản phẩm chủ lực. Giao đơn vị soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo, báo cáo UBND tỉnh trước 25.4.2021./.

<

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tiếp xã giao Đoàn công tác của hãng tàu CMA -...(27/03/2024 3:56 CH)

Hội nghị giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3(26/03/2024 2:02 CH)

Thanh Hóa: Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024(26/03/2024 9:30 SA)

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với BTV Thành uỷ TP. Thanh Hoá(25/03/2024 8:54 CH)

Thanh Hóa: Giao ban tiến độ thực hiện công tác GPMB Dự án đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam...(22/03/2024 8:41 SA)

Khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam(20/03/2024 3:52 CH)

Thanh Hóa: Mở rộng triển khai thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.(19/03/2024 10:26 SA)

Họp Ban chỉ đạo thu Ngân sách nhà nước tỉnh(18/03/2024 3:22 CH)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1960 người đã bình chọn
°
0 người đang online