Giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Đăng ngày 10 - 03 - 2010
100%

1. Huy động các nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 452 nghìn tỷ đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 262 nghìn tỷ đồng;
- Vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ khoảng 161 nghìn tỷ đồng;
- Vốn đầu tư cho khu vực nông lâm thuỷ sản khoảng 29 nghìn tỷ đồng.
Để huy động được các nguồn vốn đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của Tỉnh, nhất là các dự án lớn về giao thông, thủy lợi, quốc phòng, an ninh được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển gắn với kế hoạch vốn cho các chương trình, dự án.
Thực hiện đa dạng hoá đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng; xây dựng các cơ chế, chính sách hấp dẫn và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO và các hình thức đầu tư khác để thu hút mạnh vốn vào phát triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh công tác vận động thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư ODA, FDI của các nước và các tổ chức quốc tế.
2. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường năng lực đào tạo cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Tập trung đầu tư cho các trường đại học, trung tâm dạy nghề về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.
Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, tập trung vào các ngành nghề có nhu cầu lớn như: hóa dầu, xây dựng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, chế biến nông sản,...
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết đào tạo để mở rộng quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo lực lượng công nhân lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao.
Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực đào tạo, phát triển mạnh loại hình trường dân lập, tư thục để thu hút mọi nguồn lực vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
3. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống; có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý theo hướng xã hội hoá, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ.
4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để tăng tỷ lệ che phủ và bảo vệ nguồn nước.

<

Tin mới nhất

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1958 người đã bình chọn
°
0 người đang online