Định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế

Đăng ngày 31 - 01 - 2007
100%

Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ.

* Nông, lâm, ngư nghiệp:

         Giữ ổn định lương thực 1,5 triệu tấn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp lên 40% năm 2010; tập trung cho mục tiêu tăng giá trị thu nhập, hiệu quả và đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản.

         Phát triển lâm nghiệp toàn diện, tổ chức quản lý, chăm sóc, bảo vệ, khai thác lâm sản hợp lý; điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng, đa dạng hóa các sản phẩm nông - lâm kết hợp gắn với công nghiệp chế biến nâng cao giá trị sản xuất nghề rừng; tổ chức phát triển vùng nguyên liệu giấy với qui mô 173.000 ha, bảo vệ diện tích rừng hiện có, độ che phủ rừng đạt 53%.

         Đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổ chức lại nghề khai thác thủy sản, tăng cường các phương tiện đánh bắt, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, ưu tiên các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu, đưa giá trị ngành thủy sản tăng với tốc độ bình quân hàng năm 13,2%. Đẩy mạnh các dự án nuôi cá kết hợp cấy lúa, tăng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh; đảm bảo sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 100.000 tấn trở lên.

* Công nghiệp:

         Nâng cao năng lực các ngành sản xuất có tiềm năng về nguyên liệu và thị trường như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản, từng bước phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện ... Đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 18,7%. Hoàn thành việc quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp và từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các dự án. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để đầu tư các cơ sở sản xuất vệ tinh của công nghiệp ô tô, tàu thủy, dệt may ...

         Tăng nhanh việc phát triển doanh nghiệp mới, đến nắm 2010 đạt tỉ lệ 500 người dân/1 doanh nghiệp.

* Dịch vụ:

         Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ mới để tạo thành khu vực kinh tế năng động, tạo nhiều việc làm và có đóng góp lớn cho GDP. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,2%. Xúc tiến tìm kiếm thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh đã được xác định là chủ lực của tỉnh, giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 24 - 26%. Nâng cao chất lượng du lịch, đồng thời khai thác các danh thắng trong tỉnh như: vườn quốc gia Bến En, bãi tắm Sầm Sơn, thành nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh ... Phấn đấu đến năm 2010 số lượt khách du lịch vào tỉnh đạt khoảng 1,3 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế là 17.000 lượt.

         Tiếp tục hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông, xây dựng mạng truyền dẫn quang đến tất cả các trung tâm huyện. Phủ sóng điện thoại di động đến các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ và các khu vực trọng điểm kinh tế.

<

Tin mới nhất

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
2056 người đã bình chọn
°
946 người đang online