Chiều ngày 27/11/2024, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghe báo cáo về Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030"; Báo cáo về việc đề nghị kết thúc việc giao nhiệm vụ tham mưu ban hành "Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa" thuộc chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024 cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện tại văn bản số 14210/UBND-NN ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã trình bày tóm tắt Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030". Theo đó, mục tiêu của đề án nhằm thu thập, xác định nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật, nấm có giá trị kinh tế, xã hội, y dược, khoa học và môi trường cần bảo tồn và phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; nhằm phục vụ công tác lưu giữ; chọn tạo giống; xây dựng các vùng nuôi trồng chuyên canh cho các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật, nấm có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực giá trị cao; nguồn gen đặc sản, đặc hữu; nguồn gen có nguy cơ thất thoát và tuyệt chủng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
|
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Trong đó có 3 mục tiêu cụ thể, gồm: Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu nguồn gen: Điều tra, thu thập, lập được danh mục bố sung ít nhất 300 nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị. Đánh giá chất lượng, giá trị nguồn gen, trong đó: Bổ sung danh mục đánh giá ban đầu 250 nguồn gen đã điều tra, thu thập; đánh giá chi tiết 30 nguồn gen đã được đánh giá ban đầu. Du nhập, nuôi/trồng thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị ứng dụng: Du nhập, nuôi, trồng thử nghiệm 3-4 giống cây trồng; 2-3 gống vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị ứng dụng. Duy trì, nâng cấp phần mềm cơ sở dữ liệu nguồn gen; đăng ký tham gia mạng lưới quỹ gen quốc gia gồm 500 nguồn gen được lập danh mục (trong đó: 350 nguồn gen đánh giá ban đầu; 50 nguồn gen đánh giá chi tiết).
|
Đại diện lãnh đạo sở, ngành phát biểu tham gia ý kiến tại hội nghị. |
Bảo tồn nguồn gen: Duy trì các mô hình bảo tồn bảo tồn 119 đối tượng nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, VSV, nấm tại các cơ sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó: Cây trồng nông nghiệp: 12 nguồn gen, cây hoa 23 nguồn gen (17 nguồn gen hoa phong lan bản địa và 06 nguồn gen hoa thời vụ); Cây lâm nghiệp: 60 (trong đó Bảo tồn nguyên vị: 07 nguồn gen), cây Dước liều: 05 nguồn gen (không bao gồm nguồn gen đang bảo tồn ở Trung tâm dược liệu Bắc Trung bộ); Vật nuôi: 04 nguồn gen; Thủy sản 02 nguồn gen; VSV: 06 nguồn gen, nấm: 07 nguồn gen. Bảo tồn, lưu giữ an toàn (bổ sung mới) 20-25 nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật và nấm có giá trị và một số nguồn gen có nguy cơ thất thoát, tuyệt chủng cao, trong đó: cây trồng nông nghiệp: 5-7 nguồn gen, cây trồng lâm nghiệp: 2-3 nguồn gen, vật nuôi: 3-4 nguồn gen, thủy sản: 3-4 nguồn gen; VSV, nấm, tảo: 6-8 nguồn gen.
|
Các đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị. |
Khai thác và phát triển nguồn gen: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng bổ sung mới mô hình nuôi trồng thử nghiệm, tiến hành sản xuất thử nghiệm từ 10-12 nguồn gen cây trồng và vật nuôi đã được tư liệu hóa, đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vũng của tỉnh. Xây dựng 10-12 mô hình nuôi, trồng chuyên canh các đối tượng chủ lực, đặc sản lợi thế địa phương có giá trị kinh tế cao nhằm phát triển sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với chuỗi giá trị, từ nguồn gen đã được tư liệu hóa chi tiết. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho 5-7 sản sản phẩm nông nghiệp được tạo ra từ nguồn gen đã được tư liệu hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, năng suất và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương, nhằm nâng cao giá trị thương mại, khả năng cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 3-5 sản phẩm và nguồn gen bản địa.
|
Các đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị. |
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo về báo cáo về việc đề nghị kết thúc việc giao nhiệm vụ tham mưu ban hành "Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa" thuộc chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024 cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện tại văn bản số 14210/UBND-NN ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh.
Sau khi báo cáo đề án cũng như các ý kiến thảo luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao tầm quan trọng của đề án do Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thực hiện. Đồng chí nhấn mạnh: Việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ gen bản địa có giá trị là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Đề án không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên di truyền mà còn đảm bảo cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong hiện tại và tương lai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn gen phục vụ nghiên cứu và phát triến.
|
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành tham gia ý kiến góp ý vào dự thảo đề án. |
Đồng chí đề nghị Viện Nông nghiệp tỉnh tiếp thu toàn bộ các ý kiến tham luận tại hội nghị, hoàn chỉnh lại dự thảo đề án. Trong đó, đơn vị soạn thảo cần rà soát kỹ lại các số liệu được đề cập đến trong đề án; đồng thời tổ chức tiếp các hội thảo chi tiết, nghiên cứu bổ sung thêm nguồn gen quý của bản địa cần được bảo tồn vào đề án. Đồng chí giao Viện Nông nghiệp tỉnh phải hoàn tất, kết thúc nhiệm vụ này trong năm 2024.
Với báo cáo về việc đề nghị kết thúc việc giao nhiệm vụ tham mưu ban hành "Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa" thuộc chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024 cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện tại văn bản số 14210/UBND-NN ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh.
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đồng thuận với đề xuất của báo cáo, đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn căn cứ vào Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ và Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 26/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh cũng như các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc kết thúc việc giao nhiệm vụ tham mưu ban hành "Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa" thuộc chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024 cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện tại văn bản số 14210/UBND-NN ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh.