Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang làm việc trực tuyến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hỗ trợ chuẩn bị dự án Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày 10 - 09 - 2021
100%

Chiều ngày 9/9/2021, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội nghị trực tuyến với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hỗ trợ chuẩn bị dự án Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang.

Dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2025 có vốn vay của WB. Chủ dự án là Bộ NN&PTNT; Cơ quan chủ quản dự án thành phần là UBND tỉnh Thanh Hóa; Chủ đầu tư tại tỉnh là Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT Thanh Hóa.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 23,67 triệu USD (tương đương 544,5 tỷ đồng), trong đó: vốn vay WB: 21,74 triệu USD (tương đương 500 tỷ đồng); vốn đối ứng của tỉnh: 1,93 triệu USD (tương đương 44,5 tỷ đồng). Dự án đề xuất sẽ được triển khai trong giai đoạn 5 năm, từ 2021 đến 2025.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Mục tiêu, phạm vi của dự án nhằm cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh cho hộ gia đình; Bảo đảm tính bền vững của đầu tư vào nước sạch và vệ sinh và hiệu quả tổng thể của quản lý công trình nước; Xây dựng biện pháp chống chịu với khí hậu trong ngành; Củng cố nước sạch, vệ sinh nông thôn và thể thế của ngành thông qua chính sách, sự tham gia của khối tư nhân và công tác theo dõi - đánh giá.

Quy mô dự án gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1: Nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu; dự kiến xây mới 6 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn 6 huyện, cho 19 xã, thị trấn. Hợp phần 2: Cải thiện vệ sinh môi trường và phòng ngừa COVID-19. Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hiện dự án, nâng cao năng lực, tăng cường thể chế.

Kết quả chính của dự án, có 6 công trình cấp nước tập trung được xây dựng cấp nước sạch cho 19 xã, thị trấn thuộc 6 huyện; Hơn 24.000 hộ dân được tiếp cận nước sạch đạt QCVN (tương đương với khoảng 80% số hộ trên địa bàn 19 xã/thị trấn được cấp nước); Số người được tiếp cận nước sạch khoảng 105.000 người; Có khoảng 40 trường học được cấp nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng, cải tạo và duy trì bền vững; Có 19 trạm y tế được cấp nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng, cải tạo và duy trì bền vững; Tăng cường hệ thống quản lý nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu; Năng lực về lĩnh vực nước sạch của các cấp được nâng nao; nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe nhân dân được cải thiện; Các hoạt động về cấp nước an toàn, ứng phó BĐKH, đảm bảo công trình hoạt động bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phát biểu tại điểm cầu Thanh Hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh: Trong những năm qua, xác định vai trò quan trọng của nước sạch đối với khu vực nông thôn; tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm, tạo các nguồn lực để thực hiện các chương trình/dự án đầu tư trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên, với địa bàn rộng, nhiều xã khó khăn, trong đó có 11 huyện miền núi (với 163 xã) nên các nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn còn rất nhiều xã chưa có nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Trong giai đoạn tới, với việc triển khai các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu về nước sạch nông thôn của Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, được tham gia vào dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 sẽ góp phần rất lớn trong việc hoàn thành mục tiêu về nước sạch nông thôn theo Nghị quyết 58-NQ/TW (đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65%).

Tỉnh Thanh Hóa xác định đây là dự án có tính quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc người dân nông thôn trong điều kiện diễn biến khí hậu ngày các phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân khu vực nông thôn, an ninh nguồn nước đang bị đe dọa. Dự án được hình thành và triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch bền vững, đảm bảo an toàn; môi trường sống được cải thiện; góp phần giảm thiểu bệnh tật và chi phí liên quan đến chữa bệnh.

Vì vậy, đồng chí đề nghị các Bộ ngành, Ngân hàng Thế giới xem xét cho tỉnh Thanh Hóa được tham gia vào Dự án và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt đề xuất Dự án “Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa, vốn vay WB”.

 

<

Tin mới nhất

Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị...(30/06/2025 5:23 CH)

Quyết định phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị trên địa bàn tỉnh...(30/06/2025 5:21 CH)

Ủy quyền cho Giám đốc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân...(30/06/2025 9:16 SA)

Quy định quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua...(30/06/2025 8:52 SA)

Ủy quyền cho Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy...(30/06/2025 8:46 SA)

Quyết định quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm...(30/06/2025 8:38 SA)

Sửa đổi một số điều của Quyết định số 72/2024/QĐ-UBND ngày 04/11/2024 của UBND tỉnh quy định việc...(30/06/2025 8:35 SA)

Ban hành Quy trình thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng,...(30/06/2025 8:31 SA)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
2117 người đã bình chọn
°
664 người đang online