Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đăng ngày 20 - 09 - 2020
100%

Chiều ngày 19/9/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày dự thảo Đề án, đề xuất 23 cơ chế, chính sách đặc thù thuộc 4 nhóm, gồm: Nhóm các cơ chế, chính sách đặc thù chung (gồm 14 cơ chế, chính sách); Nhóm các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (gồm 5 cơ chế, chính sách); Nhóm các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá (gồm 2 cơ chế, chính sách); Nhóm các cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế (gồm 2 cơ chế, chính sách).

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo tại hội nghị.

Để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Đề án một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa bảo đảm chất lượng; Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phân tích, làm rõ lý do đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù với Trung ương trên cơ sở cung cấp các luận cứ, luận chứng thuyết phục cụ thể, rõ ràng. Trong đó, cần bổ sung thông tin, số liệu, tính toán, đánh giá, lượng hóa những thay đổi, tác động tích cực, lợi ích, nguồn lực tăng thêm trong trường hợp tỉnh Thanh Hóa được Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Đối với những đề xuất hỗ trợ về nguồn lực cụ thể như: Tăng cường hạn mức dư nợ vay; nâng mức bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu; tăng định mức phân bổ chi ngân sách Nhà nước; để lại một phần số thu từ lĩnh vực xuất - nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn; điều chỉnh mức thu phí, lệ phí, học phí… cần có số liệu chứng minh, làm rõ với quy định hiện hành thì đang huy động được bao nhiêu nguồn lực, từ đó dự báo, đánh giá, chỉ rõ, định lượng được các nguồn lực có thể huy động bổ sung tăng thêm nếu được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Trưởng Ban Dân tộc Mai Xuân Bình phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Chủ động đấu mối chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách ngành, lĩnh vực liên quan để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ trong quá trình xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa.

Tại hội nghị, đại diện các sở ngành đã phân tích, làm rõ hơn về đề xuất các cơ chế, chính sách; đồng thời đề xuất bổ sung thêm một số cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, các chính sách liên quan đến khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện các ngành, cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng khẳng định lại tầm trọng của việc đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để đưa Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào cuộc sống, đồng thời là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Mạnh Quân phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí nhấn mạnh: mục tiêu, định hướng phát triển của Thanh Hoá đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị; trách nhiệm của các sở ngành là nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh đề ra được các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện thành công Nghị quyết. Quan điểm là không đề xuất dàn trải các cơ chế, chính sách, mà phải căn cứ vào thực tế địa phương để đưa ra các cơ chế đặc thù cho riêng Thanh Hoá và phù hợp với điều kiện phát triển của Thanh Hoá. Các cơ chế, chính sách đó vừa phải có sự bao quát trên các ngành, các lĩnh vực; vừa phải có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng và trúng các lĩnh vực cần thiết phải đề xuất cơ chế, chính sách.

Trên cơ sở 23 cơ chế, chính sách đặc thù mà cơ quan soạn thảo là Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, đồng chí giao các ngành cần tập trung xây dựng thành 15 cơ chế, chính sách đặc thù trên các lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, đầu tư công, quy hoạch, phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, chính sách đối với các huyện miền núi, chính sách về tổ chức bộ máy, biên chế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí lưu ý, việc xây dựng đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phải kèm theo sự phân tích, đánh giá để thấy được tính cần thiết, khả thi, phù hợp với thực tế tại Thanh Hoá khi thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù đó, góp phần đạt được các mục tiêu theo Nghị quyết 58.

Trên cơ sở các vấn đề đã thảo luận và đề xuất tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp biểu để các sở, ngành, cơ quan liên quan bổ sung làm rõ hơn, gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo UBND tỉnh.

 

<

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tiếp xã giao Đoàn công tác của hãng tàu CMA -...(27/03/2024 3:56 CH)

Hội nghị giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3(26/03/2024 2:02 CH)

Thanh Hóa: Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024(26/03/2024 9:30 SA)

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với BTV Thành uỷ TP. Thanh Hoá(25/03/2024 8:54 CH)

Thanh Hóa: Giao ban tiến độ thực hiện công tác GPMB Dự án đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam...(22/03/2024 8:41 SA)

Khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam(20/03/2024 3:52 CH)

Thanh Hóa: Mở rộng triển khai thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.(19/03/2024 10:26 SA)

Họp Ban chỉ đạo thu Ngân sách nhà nước tỉnh(18/03/2024 3:22 CH)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1960 người đã bình chọn
°
0 người đang online