Hội nghị trực tuyến toàn quốc về hội nhập quốc tế.

Đăng ngày 24 - 04 - 2019
100%

Sáng ngày 23/4/2019 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững.

Tham gia hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thìn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, từ giai đoạn ban đầu hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết của Bộ Chính trị số 22 (10/4/2013) với nội hàm chủ động hội nhập toàn diện trên 3 trụ cột. Thủ tướng nhấn mạnh, hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và được cụ thể hóa phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của hơn 30 năm Đổi mới và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe các Báo cáo tổng quan về Hội nhập quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019, trọng tâm hội nhập quốc tế đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2014 - 2019 và trọng tâm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2014 - 2019 và trọng tâm hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác giai đoạn 2014 - 2019 và trọng tâm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác đến năm 2021. Từ giai đoạn ban đầu hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết của Bộ Chính trị số 22 (4/2013) với nội hàm chủ động hội nhập toàn diện trên 3 trụ cột: Chính trị - quốc phòng - an ninh, kinh tế, khoa học - giáo dục - văn hóa - xã hội. Đại hội XII (1/2016) đã xác định “triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.

Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban được thành lập ngày 23/4/2014 với 3 ban chỉ đạo liên ngành trên 3 trụ cột do các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực làm trưởng ban. Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế bằng nhiều nghị quyết, nhiều chỉ thị, quyết định và các văn bản có liên quan, đồng thời chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia thời gian qua. Chúng ta đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định FTA (với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu, CPTPP, EVFTA...), mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh trong thời gian tới. Chúng ta đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (2/2019)… là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

phát biểu tại hội nghị. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và được cụ thể hóa phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong đó, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, xã hội, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài cùng với nội lực trong nước tạo nên động lực phát triển quốc gia mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu to lớn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phân tích, dự báo tình hình quốc tế, trong nước, nhất là cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức từ nay đến năm 2020 trong các năm tiếp theo, trong đó phải đặc biệt chú ý tới sự tiến bộ nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, định hướng chiến lược đối với công tác hội nhập, từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch, chương trình hành động đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là về các nội hàm cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể thúc đẩy hội nhập quốc tế chủ động, hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) và chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 -2030).

<

Tin mới nhất

Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số(24/04/2024 4:24 CH)

Phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4 năm 2024(23/04/2024 8:10 SA)

Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hóa dự Lễ buộc chỉ cổ tay – nét đẹp văn hóa truyền thống của...(12/04/2024 9:21 SA)

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm...(11/04/2024 10:50 SA)

Tinh thần và khí thế hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận hội mới của đất nước, đang thôi...(07/04/2024 8:33 CH)

Phát huy tinh thần Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để hiện thực hóa được khát vọng xây dựng một...(07/04/2024 8:09 CH)

Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Trung...(02/04/2024 2:31 CH)

Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029(26/03/2024 2:36 CH)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1979 người đã bình chọn
°
1312 người đang online