UBND tỉnh họp nghe dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”.

Đăng ngày 23 - 06 - 2021
100%

Chiều ngày 22/6/2021, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị họp nghe dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Diện - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trình bày tóm tắt dự thảo Đề án.

Hội nghị được nghe đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trình bày tóm tắt dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”. Theo đó, trong những năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP), dân quân tự vệ (DQTV), dự bị động viên (DBĐV) luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tương đối tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự (PTDS), ứng phó sự cố thiên tai (ƯPSCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Đã thường xuyên nắm chắc tình hình, rà soát các lực lượng của bộ, quân khu đứng chân trên địa bàn, xử lý có hiệu quả các tình huống về sự cố, thiên tai, TKCN, giảm thiểu về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Các đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội nghị.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là xây dựng lực lượng BĐBP, DQTV, DBĐV vững mạnh, toàn diện, có số lượng hợp lý, được tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên; có trình độ, năng lực, khả năng phối hợp, hiệp đồng xử lý tình huống phức tạp, phạm vi rộng; được trang bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, phương tiện góp phần giảm thiểu tổn thất về người và tài sản trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố, thiên tai.

Mục tiêu cụ thể được xác định: 100% thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh có lực lượng dân quân tham gia tổ xung kích tại chỗ. 100% xã, phường, thị trấn có lực lượng dân quân nòng cốt tham gia các tổ, đội xung kích. 100% huyện, thị xã, thành phố và tỉnh có BĐBP, DQTV, DBĐV tham gia các đội cơ động.

Đề án cũng xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý điều hành và tổ chức, sử dụng lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Trong đó, lấy phương châm “4 tại chỗ” là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, thường xuyên xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể đến từng khu vực, địa bàn, phù hợp với đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức, xây dựng, huấn luyện, diễn tập sử dụng các lực lượng từ cấp tỉnh, huyện, xã… sẵn sàng tham gia nhiệm vụ và tăng cường công tác nắm tình hình, phối hợp giữa các lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

Đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc xây dựng Đề án là cần thiết; đồng thời đánh giá cao đơn vị soạn thảo đã dự thảo Đề án chặt chẽ, logic. Đề án không chỉ tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật trong công tác phòng thủ, ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, mà còn vận dụng, cụ thể hóa các kinh nghiệm thực tiễn điều hành, xử lý tình huống trong thời gian qua trên địa bàn với sự tham mưu đầy đủ của các lực lượng liên quan và Quân khu 4.

Để tăng tính thuyết phục và vận hành hiệu quả Đề án vào thực tế, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trên cơ sở ý kiến tham mưu tại hội nghị, tiếp tục bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý làm căn cứ thực hiện Đề án; đồng thời nghiên cứu cân đối, bổ sung các trang thiết bị phù hợp, phục vụ hiệu quả quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị đơn vị soạn thảo Đề án bổ sung thêm các phương án nâng cao năng lực và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng; đồng thời trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể từng năm, thực hiện nghiên cứu, cân đối, phân bổ nguồn kinh phí hợp lý để Đề án hoạt động hiệu quả sau khi đi vào thực tiễn./.

 

<

Tin mới nhất

Tăng cường, củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng...(14/03/2024 3:43 CH)

Sơ kết Kế hoạch số 05/KH-UBND và thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tăng...(28/02/2024 2:37 CH)

Sơ kết 5 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân giai đoạn 2019 - 2024(27/02/2024 3:09 CH)

Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030(27/02/2024 2:42 CH)

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng dự lễ giao nhận quân, động viên thanh niên huyện Quảng Xương lên...(26/02/2024 1:46 CH)

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự Lễ giao, nhận quân tại thành phố Thanh Hóa (26/02/2024 10:20 SA)

Trao thư khen cho lực lượng triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép số lượng rất lớn ma...(21/02/2024 8:48 SA)

Tòa án nhân dân huyện Hà Trung thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết đối với ông...(06/02/2024 10:02 SA)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1960 người đã bình chọn
°
0 người đang online