UBND tỉnh làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Đăng ngày 20 - 09 - 2016
100%

Chiều 19/8/2016, Đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh về tình hình thực hiện ngân sách năm 2016, dự toán ngân sách năm 2017 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017; kế hoạch đầu tư công giai đoạn trung hạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; việc quản lý và sử dụng vốn ODA năm 2016.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Bá Oai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Thị Thìn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ban của Quốc hội, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn phát biểu tại Hội nghị.

Dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 trên địa bàn tỉnh là trên 11 nghìn tỷ đồng; trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 6,8 nghìn tỷ đồng, đạt 62% dự toán, bằng 100% so với cùng kỳ. Trong đó, dự toán thu nội địa là 8,9 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2016, tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 7 tháng trên 13 nghìn tỷ đồng, đạt 61% so với dự toán. Ước thực hiện cả năm là trên 23 nghìn tỷ đồng, đạt 106% dự toán giao, tăng 6% do tiền lương tăng thêm và một số nhiệm vụ trung ương bổ sung có mục tiêu.

Năm 2017, dự toán thu nội địa của tỉnh được giao là 9,1 nghìn tỷ đồng; dự toán NSNN do Thanh Hóa xây dựng được Bộ Tài chính đánh giá là rất tích cực và tăng trưởng thu nhiều, tăng 22,7% so với đánh giá thực hiện năm 2016, vượt chỉ tiêu thu nội địa tối thiểu từ 13 - 15% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về dự toán chi ngân sách địa phương năm 2017 được xác định trên cơ sở định mức chi thường xuyên NSNN năm 2017, ổn định đến năm 2020 theo dự thảo của Bộ Tài chính trình Chính phủ. Theo đó, tổng chi dự toán ngân sách tỉnh năm 2017 là gần 22 nghìn tỷ đồng.

Về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 sẽ ưu tiên phục vụ các mục tiêu chủ yếu của tỉnh, các khâu đột phá phát triển, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; các vùng kinh tế động lực; thực hiện các chương trình trọng tâm của tỉnh; đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có tác động lan tỏa lớn, mang tính chất phát triển thiết yếu kinh tế xã hội của tỉnh...

Đối với việc quản lý, sử dụng vốn ODA năm 2016, đến nay số vốn ODA đã giải ngân được 167,5 tỷ đồng, đạt 37,3% kế hoạch. Nhìn chung việc quản lý, sử dụng vốn ODA năm 2016 của tỉnh đảm bảo theo các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của nhà tài trợ; song đến nay tiến độ giải ngân còn thấp so với yêu cầu (mới đạt 37,3% kế hoạch).

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã giải trình một số vấn đề quan tâm của đoàn công tác về tình hình giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nợ đọng xây dựng cơ bản và kế hoạch giải ngân nguồn ODA... Thông qua đoàn giám sát, đồng chí kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương chấp nhận dự toán thu nội địa năm 2017 của tỉnh là 9,1 nghìn tỷ đồng, trừ tiền sử dụng đất là 7,3 nghìn tỷ đồng. Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2017, đồng chí mong muốn phía Trung ương xem xét hỗ trợ bổ sung một số nội dung trong dự toán chi ngân sách địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội Nguyễn Hữu Quang ghi nhận kiến nghị của tỉnh và sẽ tổng hợp trình Quốc hội. Đồng chí cũng đánh giá cao công tác thu ngân sách địa phương có chuyển biến, việc xây dựng dự toán năm 2017 cũng có nhiều điểm tích cực. Tuy nhiên, thời gian tới còn nhiều khó khăn, đồng chí lưu ý tỉnh Thanh Hóa cần huy động tốt hơn nữa nguồn lực trong dân để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất; tiếp tục cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, ưu đãi phát triển doanh nghiệp, cải thiện nguồn thu. Mặt khác, địa phương cần chú trọng việc thất thu, gian lận thuế, đặc biệt là gian lận thuế doanh nghiệp. Về nhiệm vụ chi, đồng chí nhấn mạnh, tỉnh cần quán triệt việc chi đúng, chi đủ theo dự toán và hạn chế tối đa việc bội chi; chủ động điều chỉnh mức chi theo tình hình thực tế. Đối với các vấn đề đầu tư trung hạn; tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại các dự án, để đảm bảo tính khả thi khi cân đối vốn; tăng cường kiểm tra chống lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình đầu tư công. Ngoài ra, địa phương cần quan tâm kêu gọi tốt hơn nữa nguồn vốn ODA.

 

<

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tiếp xã giao Đoàn công tác của hãng tàu CMA -...(27/03/2024 3:56 CH)

Hội nghị giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3(26/03/2024 2:02 CH)

Thanh Hóa: Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2024(26/03/2024 9:30 SA)

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với BTV Thành uỷ TP. Thanh Hoá(25/03/2024 8:54 CH)

Thanh Hóa: Giao ban tiến độ thực hiện công tác GPMB Dự án đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam...(22/03/2024 8:41 SA)

Khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam(20/03/2024 3:52 CH)

Thanh Hóa: Mở rộng triển khai thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.(19/03/2024 10:26 SA)

Họp Ban chỉ đạo thu Ngân sách nhà nước tỉnh(18/03/2024 3:22 CH)

Chỉ đạo điều hành

Văn bản mới

Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
1960 người đã bình chọn
°
0 người đang online